Cái gì mới thực sự là đặc sản của Nhơn Trạch?

Về Đồng Nai, có lẽ câu ca dao quen thuộc, được nhiều người nhắc đến là:

Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”.

Tuy nhiên, ít người biết Đồng Nai còn có vùng đất nổi tiếng, cụ thể là Nhơn Trạch, với nhiều loại đặc sản:

Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá buôi, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Rạch Nhum.

Nhơn Trạch có 11 xã và 1 thị trấn, và dĩ nhiên xã Phú Hội là nơi nổi tiếng về trà. Trà Phú Hội chính gốc khi pha ra có nước màu vàng nâu như màu mật ong, hương vị thơm ngát có vị đắng của trà, vị thơm của dứa và lá trà phật. Để có được màu sắc và hương vị rất riêng đó trà Phú Hội đã có sự cộng hưởng của các yếu tố đất, nước, khí hậu và kỹ thuật chế biến. Theo các bô lão địa phương kể lại thì nghề trồng trà và chế biến trà Phú Hội đã có từ nhiều đời cha truyền con nối đến nay đã trên 100 năm rồi.

"Con đường" trà Phú Hội

“Con đường” trà Phú Hội

Trà Phú Hội phải được pha với nước Mạch Bà thì mới ngon và tạo nên nét đặc sắc của trà miệt này. Thực ra Mạch Bà là hệ thống mạch nước ngầm chảy qua địa bàn xã Phú Hội. Nước Mạch Bà trong mát và sạch sẽ, nấu sôi pha trà Phú Hội uống rất ngon miệng. Cùng giống trà ở Phú Hội mà đem trồng ở các vùng đất khác thì khi pha chế dù có lấy nước Mạch Bà cũng cho ra màu đen, uống không ngon. Vì vậy, chính vùng đất trồng trà có mạch ngầm bên dưới này mới thực sự tạo ra hương vị thơm ngon của trà Phú Hội.

Không phải ngẫu nhiên mà sầu riêng và chuối già đi vào ca dao dân gian của vùng đất này. Sầu riêng trồng tại Nhơn Trạch cũng thuộc hàng đặc sản. Sầu riêng nơi đây khác hẳn những nơi khác là ngoài vị ngọt bùi và béo thì còn hơi nhân nhẩn đặc trưng.

Cũng như sầu riêng, giống chuối làm cho đất Long Tân đi vào ca dao dân gian Đồng Nai là chuối già cũng có đến hai loại: chuối già hương và chuối già lùn.

Khoảng 50 năm trước đây chuối già được trồng nhiều nhất là ở xã Long Tân. Nhà vườn nào cũng có vài chục bụi chuối già, gồm chuối già lùn và chuối già hương. Chuối già hương có cây rất cao trồng lâu ăn và trái nhỏ, một buồng chỉ chừng mười mấy ký nhưng chuối thơm và ngon; Trong khi chuối già lùn trồng rất mau ăn, trồng một lần ăn 2 – 3 lần, mỗi lần có trái cho ra buồng chuối đến 12 – 13 nải, mỗi nải trên 6kg.

Chuối già Long Tân

Chuối già Long Tân

Có thể nói vùng đất Nhơn Trạch là nơi hội tụ của những kênh, rạch, sông, ngòi đã vậy còn có diện tích rừng ngập mặn lớn với đa dạng chủng loại sinh học từ chim muông đến cá, tôm, rắn, rùa, cua, ếch, …

Cá buôi, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Rạch Nhum.

Sò huyết thì hầu như ai cũng biết, còn cá buôi thì kẻ biết người không. Cá buôi chính là cá đối, cá buôi trưởng thành có thể nặng trên 1 kg. Loài cá buôi vùng nước mặn-lợ Phước An này có tập tính là sống thành bầy đàn lên đến hàng ngàn con, nhưng khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do chúng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ nên ruột rất sạch. Vì cá buôi không ăn mồi nên người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được cá buôi. Nhơn Trạch nổi tiếng với 2 món ngon từ cá buôi: cá buôi nướng chấm muối ớt và lẩu cá buôi nấu ngót.

Cũng như con cá buôi, từ lâu, sò huyết Phước An đã được sánh ngang với sò huyết đầm Ô Loan (tỉnh Phú Yên). Sò huyết ở vùng rừng Sác ngập mặn này ngọt, thơm và béo.

Không những thế, nói đến Nhơn Trạch thì phải nghĩ ngay tôm càng xanh. Đây là một trong những nguồn lợi thủy sản đặc biệt của sông Đồng Nai. Loại tôm sông này có trọng lượng khoảng 3 lạng /con, thịt chắc và rất ngọt, cách chế biến không cần cầu kỳ, thường là hấp, nướng hoặc rang muối đều ăn không biết chán. Để bắt được loại tôm này cũng lắm công phu, những người thợ lặn phải ngụp sâu dưới hàng chục mét nước tận đáy sông để chỉa (đâm) từng con tôm một. Chính vì vậy, dù thực khách sẵn sàng trả giá cao nhưng không phải lúc nào cũng thưởng thức được món ngon vùng sông nước Nhơn Trạch.

Tôm càng xanh sông Đồng Nai

Tuy nhiên …

Những đặc sản kể trên đã dần nhường lại vị trí cho các “đặc sản mới nổi” tại Nhơn Trạch từ năm 2017 đến nay.

Thổ cư Đại Phước
Nông nghiệp Vĩnh Thanh
View sông Phước Khánh
Đất vườn Phú Đông.

Từ đầu năm 2017 đến nay, những công trình hạ tầng giao thông quan trọng kết nối Nhơn Trạch với TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với chính sách mở rộng khu Đông để giãn dân của TPHCM đã tạo nên động lực vô cùng lớn cho sự phát triển của Nhơn Trạch. Chính vì thế, người người bán đất, nhà nhà bán đất, nhà đầu tư các nơi đến đây tìm đất, người ở các tỉnh thành lân cận qua Nhơn Trạch mua đất, … đã tạo nên sự sôi động cho một vùng đất bình yên giáp ranh TPHCM.

Ông Phan Trí Thảo, Trưởng phòng nội vụ UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, số lượng hồ sơ tăng rất lớn, hàng tháng có 7.000 – 8.000 hồ sơ, trong đó đa phần là hồ sơ về đất đai. Có thời điểm huyện phải bố trí thêm cán bộ công chức để làm việc hết công suất giải quyết hồ sơ đúng hạn cho dân.

Hình ảnh nhộn nhịp tại một phòng công chứng huyện Nhơn Trạch

Hình ảnh nhộn nhịp tại một phòng công chứng huyện Nhơn Trạch

Thật không ngoa khi nói rằng đặc sản của Nhơn Trạch hiện tại là đất.

Nổi trội trong các loại đặc-sản-mới này là đất công. “Công” là một phương ngữ, một đơn vị đo tương đương 1000m2. Nói chính xác hơn, đặc-sản-mới của Nhơn Trạch chính là đất vườn 1000m2.

Đất vườn 1000m2 thường là đất trồng cây lâu năm (ký hiệu CLN) hoặc đất trồng cây hàng năm (đất bằng trồng cây hàng năm khác, ký hiệu BHK) có diện tích tổi thiểu 1000m2.

Đây là loại “đặc sản” được nhiều nhà đầu tư ưa thích, đặc biệt là các nhà đầu tư ở khu vực phía Bắc.

» Mời các bạn đón đọc bài viết kỳ sau: “Gu” của các nhà đầu tư khu vực phía Bắc là đất vườn 1000m2, tại sao?

Mã: DNT0709DS


Bài viết liên quan